Phục hồi da nhiễm corticoid
Da nhiễm corticoid là tình trạng da bị tổn thương, mài mòn, viêm nhiễm mãn tính do tích tụ chất độc corticoid trong một thời gian dài và qua con đường bôi trực tiếp lên da. Biểu hiện thường gặp khi da nhiễm corticoid là sự giãn mạch máu sâu trong da gây xung huyết khiến da đỏ, nóng, nổi các mụn nhỏ li ti.
Dấu hiệu của da nhiễm corticoid
Dấu hiệu của da nhiễm corticoid có thể được phân thành 5 cấp độ, bao gồm:
Cấp độ 1: Biểu hiện chưa rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề da liễu khác. Người bệnh có thể cảm thấy ngứa nhẹ trên da khi ở giai đoạn này.
Đối với những bệnh nhân mới sử dụng Corticoid trong thời gian ngắn, đồng thời mức độ, liều lượng sử dụng thấp, da có thể chỉ bị tổn thương nhẹ và những triệu chứng cũng không quá nghiêm trọng. Ở giai đoạn này, người bệnh thường có cảm giác ngứa râm ran trên vùng da thoa thuốc, bề mặt da có hiện tượng sần sùi nhẹ.
Cấp độ 2: Tình trạng da trở nên nặng hơn với mụn nước lan khắp mặt. Loại mụn này khi vỡ có thể dẫn đến nhiễm trùng da.
Cấp độ 3: Những mạch máu bắt đầu giãn ra. Người bệnh thường xuyên cảm thấy nóng rát trên da, đặc biệt là khi tiếp xúc với ánh mặt trời. Ngoài ra, tình trạng tích nước và mủ khiến mặt bị sưng và gây cảm giác đau dữ dội.
Cấp độ 4: Tình trạng tích nước, mủ trở nên trầm trọng, kéo theo những cơn nóng rát da liên tục hơn trước.
Cấp độ 5: Giai đoạn này được gọi là giai đoạn viêm da kích thích khi da nhiễm corticoid nặng nhất. Lúc này, mụn mủ bắt đầu rỉ ra và bong tróc, gây cảm giác đau nhức cực độ. Người bệnh đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng, thậm chí hoại tử da.
Nguyên nhân khiến da bị nhiễm corticoid
Tình trạng da nhiễm corticoid thường đến từ 2 nguyên nhân chính là lạm dụng thuốc chứa corticoid không theo chỉ định của bác sĩ và sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc.
Da nhiễm corticoid có hồi phục được không?
Tình trạng da nhiễm corticoid hoàn toàn được cải thiện và phục hồi, đặc biệt khi bệnh được phát hiện từ sớm và người bệnh thực hiện đúng theo quy trình chữa trị. Tùy từng loại da và cấp độ của bệnh mà quá trình hồi phục của da sẽ khác nhau, cấp độ càng nặng thì quá trình sẽ khó khăn hơn và thời gian hồi phục kéo dài hơn. Người bệnh phải cực kỳ kiên nhẫn và tuân theo các chỉ dẫn y khoa khi muốn phục hồi da nhiễm corticoid.
Các phương pháp phục hồi da nhiễm corticoid
1. Giảm sự lệ thuộc vào corticoid
Khi sử dụng những mỹ phẩm chứa Corticoid, da phải hấp thụ một lượng Corticoid càng ngày càng cao hơn so với lần đầu tiên, vô tình gây ra trạng thái phụ thuộc vào sản phẩm và khiến cho tình trạng tổn thương trở nên tệ hơn. Lúc này, bước đầu tiên để phục hồi da nhiễm corticoid là giảm dần tần suất sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid cho đến khi chấm dứt hoàn toàn.
Quá trình này không nên quá đột ngột để da kịp thích ứng, bạn có thể “cai nghiện” corticoid từ mỗi ngày chuyển sang cách ngày, rồi chuyển sang tuần 1 lần, 2 tuần 1 lần và ngừng hẳn.
2. Công nghệ lăn kim và peel da
Lăn kim và peel da là phương pháp phù hợp với vấn đề da nhiễm corticoid gây mụn. Liệu trinh điều trị sẽ được các chuyên gia thiết kế dựa vào tình trạng của người bệnh.
3. Công nghệ laser sinh học
Với phương pháp này, laser công nghệ và bước sóng cao được sử dụng nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trên da, đồng thời hồi phục làn da thông qua hạn chế sự hoạt động của tuyến bã nhờn. Đây cũng là kỹ thuật được nhiều chuyên gia da liều chỉ định khi điều trị tình trạng da nhiễm corticoid.
4. Dùng phác đồ theo chỉ định của CEO Hà Thị Ngọc Lan
Đơn thuốc điều trị da nhiễm corticoid có thể bao gồm thuốc bôi, kháng sinh, kháng viêm để giảm thiểu tình trạng nổi mụn, viêm nhiễm trên da.
5. Sản phẩm đặc trị của Magnolia
Bên cạnh dùng thuốc, sản phẩm đặc trị của Magnolia sẽ giúp bạn cải thiện được vùng da bị nhiễm corticoid và đạt hiệu quả tối đa
Chăm sóc da nhiễm corticoid như thế nào?
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần chăm sóc làn da một cách kỹ lưỡng nhằm đẩy nhanh quá trình hồi phục, đồng thời hạn chế tổn thương trên da. Bạn nên lưu ý một số điều dưới đây:
- Hạn chế để làn da tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng từ môi trường bên ngoài như ánh mặt trời, khói bụi,…
- Che chắn kỹ càng, đồng thời sử dụng các sản phẩm kem chống nắng với chỉ số SPF trên 30, không chứa kẽm oxit hoặc kim loại khi ra khỏi nhà.
- Ưu tiên loại sữa rửa mặt dành cho da nhạy cảm, có độ pH từ 5.0 đến 6.0, không bọt hoặc ít bọt.
- Tránh các sản phẩm chứa thành phần gây khô, ngứa , bong tróc da như sodium, camphor, menthol,…
- Hạn chế để da tiếp xúc với mỹ phẩm trang điểm, ưu tiên những sản phẩm dịu nhẹ trên da và không chứa hương liệu.
- Hạn chế dùng tay chạm hoặc chà xát mạnh trên da
- Giữ một tinh thần thoải mái bởi căng thẳng có thể khiến tình trạng da nhiễm corticoid trở nên xấu đi